Tổng hợp các loại trứng có tác dụng tốt cho sức khỏe

Trứng là loại thực phẩm rất bổ dưỡng đối với sức khỏe. Không những thế, trứng còn được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, làm phong phú thực đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, ít ai biết lợi ích dinh dưỡng cụ thể của từng loại trứng và chúng tốt như thế nào đối với từng đối tượng. Cùng tìm hiểu lợi ích của chúng:

Trứng gà

Một số tác dụng của trứng gà
Loại trứng đầu tiên được nhắc đến với giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nhất đó là trứng gà. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe bởi có hàm lượng protein và giàu khoáng chất mà còn là nguồn nguyên liệu cho các bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả. Trong lòng đỏ trứng gà có chứa 2,7g protein – loại protein gần giống với protein có trong sữa. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn có chứa choline là một hợp chất giúp não cấu tạo và xây dựng màng tế bào mới cũng như các phân tử tín hiệu rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Omega 3 có trong long đỏ trứng gà rất tốt cho hệ tim mạch, giảm huyết áp cho những người bị cao huyết áp và còn giúp ngăn ngừa sự vón cục trong máu. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý để bảo vệ sức khỏe, tránh lạm dụng dãn đến dư thừa. Lóng trắng trứng gà chứa ít calo và khi đun nóng trứng ở nhiệt độ 80oC, men antitrypsin có trong lòng trắng trứng sẽ biến mất và lòng trắng trứng trở nên an toàn để sử dụng. Vì lợi ích trên, trứng gà thích hợp sử dụng cho những người ăn kiêng, vận động viên, những người tập thể hình.

Một số tác dụng của trứng gà:

  • Đối với trẻ em, lòng trắng trứng chứa nhiều chất sắt giúp các bé dễ hấp thụ tiêu hóa.
  • Trứng gà giúp bảo vệ não bộ và tăng cường trí nhớ nhờ photpho và cholesterol. Photpho trong trứng được hấp thụ, sau đó cơ thể giải phóng chất kiềm giúp tăng cường trí nhớ.
  • Ăn trứng gà còn giúp phòng chống các căn bệnh nguy hiểm như ung thư nhờ vitamin B2 phân giải và oxy hóa các chất có hại trong cơ thể.
  • Protein có trong trứng có tác dụng khôi phục những tổn thương trong gan, photpho và các chất béo giúp tái sinh tế bào gan, tăng cường trao đổi chất và hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Trứng gà còn có tác dụng rất tốt đến các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt…
Tuy nhiên, ta chỉ nên ăn 3-4 quả trứng gà/ tuần và đối với những bệnh nhân gan, mỡ trong máu, những người mắc bệnh tim cần hạn chế ăn quá nhiều trứng gà hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn phù hợp nhất.

Trứng vịt

Trứng vịt
Đây là loại trứng phổ biến và tốt cho sức khỏe, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Hàm lượng protein trọng trứng vịt cao hơn trứng gà và thấp hơn trứng ngỗng. Trong một quả trứng vịt có chứa đến 13 đơn vị calo, gấp 2 lần so với trứng gà. hàm lượng protein ở trứng vịt có phần cao hơn cả trứng gà, chứa khoảng 9 gam protein và 9.7 gam chất béo triglyceride. Trứng vịt giàu hàm lượng canxi và kali. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong trứng vịt cao hơn trứng gà. Vì vậy, người mắc bệnh tim mạch không nên sử dụng trứng vịt nhiều mà nên thay thế bằng trứng gà.

Trứng cút

Trứng cút tuy nhỏ bé nhất so với các loại trứng nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại khá cao. Vitamin A có trong trứng cút cao hơn trứng gà đến 2,5 lần. Hàm lượng vitamin B1, B2, photpho, cali và sắt cũng cao hơn. Ngoài ra, trong trứng cút còn có các chất tốt cho cơ thể như đồng, coban, niacin, axit amin.

Tác dụng của trứng cút.

Chất lecithin cao trong trứng cút có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. (H4) Trứng cút có tính kháng khuẩn. Ăn trứng cút vào buổi sáng giúp cơ thể phòng chống các bệnh cảm vặt khó chịu.
Chất Normalizes trong trứng cút rất tốt cho những người bị thiếu máu, hay nhức đầu. Chúng tốt cho hệ tiêu hóa và phù hợp cho trẻ em, những người ốm yếu, phụ nữ mang thai…
Chất Tyrosin có trong trứng cút có tác dụng làm da thêm khỏe mạnh, được ứng dụng rất nhiều trong ngành mỹ phẩm.
Trứng cút còn có tác dụng đặc biệt giúp điều trị dị ứng, tăng sức đề kháng với các chất phóng xạ.
Vỏ trứng cũng là nguồn cung cấp canxi, đồng, florua, sắt, mangan, molypden, phốt pho, silic, lưu huỳnh, kẽm, silicon. Hai chất silic và molypden rất cần thiết cho các phản ứng sinh hóa của cơ thể nhưng lại khó tìm thấy được trong các thực phẩm hằng ngày thường sử dụng.

Trứng ngỗng

Trứng ngỗng so với trứng vịt trứng gà
Trứng ngỗng so với trứng vịt trứng gà
Trứng ngỗng thường được dùng cho phụ nữ mang thai nhiều hơn vì những lợi ích từ dân gian. Tuy nhiên, hà lượng dinh dưỡng có trong trứng ngỗng thật sự không cao hơn trứng gà. Trứng ngỗng to và nặng hơn trứng gà gấp 4 lần, hơn trứng vịt gấp 3 lần. Hàm lượng protein trong trứng ngỗng có đến 13,5% hơn hẳn so với trứng gà, tuy nhiên lại nhiều Cholesterol và lipid (14,2g). Các chất này không có lợi cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là phụ nữ mang thai bị thừa của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,… Hàm lượng vitamin A có trong trứng ngỗng cũng ít hơn so với trứng gà một nửa (trong một 100gam trứng ngỗng 360mcg, trứng gà là 700mcg). Tuy chất dinh dưỡng kém xa trứng gà, nhưng trứng ngỗng cũng là một trong những loại thức ăn đầy dinh dưỡng với calxi 71 mg; phosphor 210 mg; sắt 3,2 mg; vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,3mg, vitamin PP 0,1mg … Mùi vị của trứng ngỗng cũng không ngon bằng trứng gà. Một số người cho rằng, trứng ngỗng có vị nhạt thếch, ăn rất mau ngán.

Nhận xét