Kẽm là một vi chất cực kì quan trọng. Nếu như người ta thường nhắc đến sắt và canxi, thường lo lắng về việc cơ thể thiếu sắt và thiếu canxi thì lại ít người đề cập đến kẽm. Vậy kẽm có quan trọng không và quan trọng như thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng của Suất ăn công nghiệp Lê Thanh Sơn tìm hiểu và khám phá những loại thực phẩm giàu kẽm mới nhất nhé!
Kẽm có vai trò gì đối với cơ thể
Kẽm được bổ sung vào cơ thể qua đường thức ăn hoặc viên nén. Trường hợp bổ sung viên nén kẽm cần phải có chỉ đinh của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thời gian bổ sung phù hợp.
Vai trò của kẽm đối với cơ thể:
- Kẽm thúc đẩy quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể
- Kích thích phát triển, tái tạo tế bào, giúp chúng hồi phục nhanh chóng hơn những tế bào đã và đang bị tổn thương.
- Là chất xúc tác kích thích hấp thụ các vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin A. Giúp chuyển hóa các vi chất khác như đồng, mangan, …
- Là vi chất cần thiết để bào thai phát triển (hình thành tế bào, thúc đẩy chiều cao, phát triển não bộ)
- Giúp cơ quan sinh sản nam/ nữ khỏe mạnh. Đối với trẻ vị thành niên nam, kẽm giúp các bạn dậy thì đúng tuổi.
- Làm tăng tế bào Lympho B trong cơ thể, tạo hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng.
Những lợi ích của kẽm đối với sức khỏe
Ngăn ngừa các bênh cảm mạo, cúm: Kẽm giúp cơ thể có một sức đề kháng tốt. Chúng tham gia vào các quy trình chuyển hóa enzyme từ đó tạo nên một màn phòng ngự trước những virus cúm đang xâm nhập vào cơ thể.
Kẽm giúp tăng cường nội tiết tố: Kẽm tốt cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, lợi ích của nó được đặc biệt chú ý với nam giới. Chúng giúp cho hoạt động của cơ quan sinh sản ở nam giới được tăng cường cả về số lượng (số lượng tinh binh) và chất lượng (tinh binh khoẻ mạnh, nhanh nhẹn), giúp tăng cường khả năng thụ thai, phòng ngừa những bệnh ở tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ về rối loạn xuất tinh, yếu sinh lý…
Ở nữ giới, bổ sung đầy đủ kẽm giúp giảm các triệu chứng đau khi hành kinh, ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt.
Ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm: Kẽm giúp giảm các triệu chứng sưng viêm ngoài da và bên trong cơ thể, giúp tuyến tiết insulin khỏe mạnh hơn, phòng bệnh tiểu đường. Kẽm giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm khác như ung thư, tim mạch, xương khớp…
Giảm stress, cải thiện tinh thần: Kẽm giúp tinh thần vui vẻ, dễ dàng vượt qua những áp lực trong cuộc sống hơn nhờ tác động đến vùng não Hippocampus. Nó giúp bạn kiểm soát được những hành vi giận dữ hoặc trầm cảm kéo dài, ngăn ngừa các bệnh tâm lý và tâm thần.
Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng: Kẽm giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác hiệu quả và giúp chúng đến đúng bộ phận cần bổ sung. Thiếu kẽm trong thời gian dài dễ dẫn đến thấp còi và suy dinh dưỡng.
Có thể có ích: Tại sao cần khám sức khỏe đi làm
Vậy? lúc nào cần bổ sung kẽm
Kẽm chiếm khoảng 2,5g trong cơ thể con người. Tỉ lệ này khá ít so với các chất khác như sắt hay canxi nên khá nhiều người bỏ qua, dễ dẫn đến thiếu kẽm. Những dấu hiệu giúp bạn biết cơ thể mình đang thiếu kẽm:
- Rụng tóc, tóc xơ và hư tổn nhiều
- Vết thương lâu lành
- Mắt mờ
- Chán ăn,
- Mất ngủ
- Đau nhức xương khớp
- Da sạm, nhiều mụn, móng tay/ chân dễ gãy, có đốm trắng
Kẽm cần thiết cho mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt những người này dễ bị thiếu kẽm nhất.
- Trẻ sơ sinh
- Trẻ em đang độ tuổi phát triển
- Phụ nữ mang thai/ nuôi con bằng sữa mẹ: Đây là đối tượng dễ thiếu kẽm nhất vì chúng đã truyền một phần qua bào thai và qua sữa mẹ để nuôi con.
- Người đang chuẩn bị vào cuộc phẫu thuật
- Người đang bị thương
- Người ăn chay trường
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa